Hệ thống chữa cháy khí Nitrogen – Tối ưu tiết kiệm chi phí
Khí N2 được sử dụng để dập tắt các đám cháy nhóm A và B. Đối với các đám cháy nhóm C vẫn sử dụng được, tuy nhiên cần phải xem xét cẩn thận vì trong một vài trường hợp nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra vụ nổ. N2 ứng dụng chữa cháy cho các khu vực:
1.Phòng máy vi tính – Computer Installations
2.Trạm biến áp – Transformer Rooms
3.Tổng đài điện thoại – Switch Rooms
4.Cơ quan lưu trữ văn thư – Archives
5.Phòng phát điện – Generators
6.Căn cứ quân đội – Military Installations
7.Xưởng sản xuất – Plant Rooms
8.Xưởng công nghiệp – Industrial Plant
9.Kho chất lỏng dễ cháy – Flammable Liquid Stores
10.Cơ sở hóa dầu – Petrochemical Installations.
11.Trung tâm điều khiển – Control Rooms.
12.Phòng cơ điện – Motor Rooms
Bạn có thể xem hệ thống Fm200 tại đây https://codienlocphat.com/he-thong-chua-chay-mf200.html
ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHÍ NI TƠ IG55
– N2 là khí trơ không màu, không mùi, không dẫn điện, tỷ trọng gần bằng không khí. Khí N2 được lưu trữ ở dạng lỏng dưới áp suất cao, 01 kg chất lỏng N2 khi phun ra ngoài không khí tạo thành khoảng 0.56m3 khí tự do ở 30OC.
– Khí N2 dập tắt đám cháy bằng cách cách ly O2 và vật cháy, tại ngưỡng N2 chiếm 98% hầu hết các đám cháy trên bề mặt đều bị dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với một số vật liệu đặc biệt thì cần phải xem xét trước khi tính toán và thiết kế. Đối với một vài ứng dụng, độ lạnh của khí N2 khi phun ra còn hỗ trợ cho việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng.
+ N2 tạo sương mù khi phun ra.
+ N2 ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CHỮA CHÁY KHÍ NI TƠ (IG55)
Bình khí N2 bao gồm
– Van cổ chai
– Van điện từ
– Khí N2 với trọng lượng chuẩn 45kg.
– Hệ thống gồm một hoặc nhiều bình khí, tùy theo yêu cầu của khu vực thiết kế.
Bộ trung tâm điều khiển hệ thống
Bao gồm 2 chức năng chính
A Vận hành chữa cháy bằng tay
B Vận hành chữa cháy tự động
- Kèm theo bộ Acquy khô dự phòng có khả năng tự duy trì hệ thống hoạt động trong thời gian tối thiểu 12 giờ khi nguồn điện chính bị cúp, điện thế đầu vào 220VAC-50Hz điện thế đầu ra 24VDC.
- Đèn chớp, còi báo động 12VDC được gắn liền với trung tâm chữa cháy hoặc lắp đặt phía trên cửa ra vào chính phù hợp với tầm nhận biết với chức năng báo động lỗi hệ thống và cảnh báo sự cố cháy lần 1.
- Đầu báo khói Ion/Photoelectric, đầu báo nhiệt gia tăng hoặc nhiệt cố định được lắp đặt trên trần và bên dưới sàn nâng kỹ thuật theo phương pháp chéo nhau và được kết nối về hộp tủ trung tâm chữa cháy.
- Bộ ngưng xả khí hoặc xả khí chữa cháy bằng tay trong trường hợp khẩn cấp và được lắp đặt phía bên ngoài phòng và nằm ở vị trí dễ dàng nhận biết thuận tiện khi sử dụng với độ cao 1250mm so với cốt nền hoàn thiện.
- Đầu phun khí chữa cháy N2 được lắp đặt trên hệ thống ống dẫn khí theo tiêu chuẩn ASTM A106 SH80 đến các vị trí cần phun khí N2 nhằm bảo đảm phun đều lượng khí và phù hợp với kiến trúc đặc thù riêng của công trình.
- Chuông báo cháy, đèn cảnh báo hệ thống đang xả khí chữa cháy nguy hiểm cấm vào được lắp đặt phía trên cửa ra vào chính khi hệ thống báo động cháy lần 2 và bắt đầu xả khí chữa cháy.
- Dây tín hiệu là loại vỏ bọc lớp cách điện, lớp vật liệu chống nhiễu với thông số tiết diện dây dẫn tối thiểu 1.5mm.
I-Xác định thể tích hệ thống chữa cháy khí ni-tơ cần thiết
– Xác định thể tích khu vực cần bảo vệ thông qua các kích thước:
Vp = W x L x H
Với W,L,H là kích thước các chiều rộng, dài và cao.(m3)
Vp = 1,650m x 8,066m x 4,200m = 55,9m3
– Thể tích được sử dụng tính toán bằng thể tích khu vực bảo vệ trừ đi các thể tích của các vật không cháy được trong không gian bảo vệ như trụ, cột bê tông, máy móc thiết bị bằng kim loại,… Lấy phần thể tích của các vật không cháy được là 5% thể tích khu vực bảo vệ, thể tích tính toán bằng:
Vtt = Vb – 5%Vb = 53,1m3
+Khối lượng khí Ni-tơ dự trữ cần thiết bằng:
M = Vtt x F (m3)
F là hệ số chữa cháy thể tích đối với khí ni-tơ. F (m3/m3) có thể tính thông qua công thức:
F = -ln(1- C/100)
– Trong công thức này:
+ C là nồng độ dập tắt lửa của khí ni-tơ. Nồng độ này phụ thuộc vào từng chất chứa trong khu vực cần được bảo vệ.
+ Đối với đa số các trường hợp cháy các chất cháy rắn và lỏng, tiêu chuẩn ISO16520 khuyến cáo hệ số chữa cháy thể tích có thể lấy bằng 0,52m3/m3 .
M = Vtt x F = 53,1m3 x 0.52m3/m3 = 27,6m3 ni tơ
+ Số lượng các bình chứa khí ni-tơ chính xác định bởi:
N ³ M/16,8 với bình chứa khí 24MPa hoặc
N ³ M/14 với bình chứa khí 20MPa.
==>>Ở điều kiện Việt nam, các nhà máy dưỡng khí có thể nạp được khí ni-tơ với áp suất tối đa là 20MPa, khi đó, số lượng khí ni-tơ được nén trong mỗi bình chứa 82.5l là 14m3.
N ³ 27,6 / 14 = 1,97
Lấy số số bình chứa cần thiết là 2.””
– Hệ thống khí nitơ áp dụng cho các phòng điều khiển, phòng server, thư viện, bảo tàng, Phòng hóa chất, các phòng chứa các đồ vật có giá trị.
II-Lý do vì sao sử dụng khí NITƠ cho chữa cháy lại tiết kiệm chi phí nhất.
1. Xác định chọn loại khí nào quan trọng là chi phí, Vậy nên chúng ta phải thiết kế sao cho tiết kiệm nhất. Trong những trường hợp bắt buộc mình phải tuân thủ. Cái nào không bắt buộc thì mình chọn phương án nào tiết kiệm nhất mà làm.
2. Có nhiều trường dự án, khách hàng gửi BOQ và bản vẽ qua bên mình, mình dựa vào bản vẽ tính toán số lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng dẫn nhà sản xuất. Kết quả số lượng thiết bị cần thực sự ít hơn trong BOQ của khách hàng.
– Trong một hệ thống chữa cháy bằng khí, đắt nhất là khí và bình chứa khí, còn nozzle và đầu báo thì chỉ chiếm một phần nhỏ.
Thật sự thì nó ít hơn nhiều so với phần mà khách hàng ” Giảm giá, giảm giá”.
– Một ví dụ về FM200 nhé:
– Nhiều khách hàng gửi BOQ qua, nhiều trường hợp mình thấy họ dùng 2 Cylinder 40 lt, 75lit… vậy khách hàng đã tính toán tối ưu để tiết kiệm chi phí chưa?
==>>Câu trả lời là chưa!!!! Tại sao không dùng loại 67lit, khi đó mình chỉ cần 1 bình, vẫn đảm bảo đủ khối lượng khí trong bình hay chỉ cần dùng 1 bình loại 120 lit thay vì dùng 2 bình 75 lít….như vậy sẽ tiết kiềm hơn.
– Còn không thể vì để tiết kiệm mà giảm số lượng nozzle và đầu báo ở những nơi bắt buộc được đúng không ạ
III-Khi nào phải nạp khí nitơ và áp suất giảm bao nhiêu.
– Khi đồng hồ có kim không còn chỉ ở vạch xanh thì phải nạp khí hoặc không có đồng hồ thì bạn cân lên và trừ đi trọng lượng thân bình để đối chiếu với tổng trọng lượng của thân bình + lượng khí đã nạp.
– Thông thường các bình FM200, CO2, N2 đều có đồng hồ: bình thường kim sẽ chỉ ở vạch xanh, còn khi áp xuất giảm thì kim sẽ không chỉ ở vạch xanh nữa.
– Về hệ số thiết kế hiện tại cho bình chữa cháy khí N2 mình thấy bạn đang để K= 0.516 , theo mình biết thì cái này chỉ áp dụng cho cấp độ cháy loại B và C theo tiêu chuẩn của nhật còn TH nữa hệ số K= 0.41 áp dụng theo cấp độ cháy loại A
– Quy định về nồng độ các tiêu chuẩn có sự khác nhau. TCVN thì theo ISO, mình thấy thì khi tk chủ yếu theoNFPA nhưng theo NFPA thì đa phần các khí nồng độ yêu cầu đều hỏ hơn TCVN. (Vừa gặp cái FM200 tính theo NPAF nên bị lũng mất mấy chai khí sau khi bị bắt theo TCVN)
IV- 3 Điều cần biết khi lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí NIƠ
1.Chất lượng bảo hành hệ thống chữa cháy khí nitơ
– Thời gian thực hiện hoàn tất công trình là: 30 ngày (kể từ ngày nhận mặt bằng)
– Sau khi tiến hành thử nghiệm đóng điện có tải, phối hợp Chủ đầu tư – Nhà thầu cơ điện – Đơn vị tư vấn giám sát – Đơn vị thiết kế tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
– Chuyển giao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng.
– Đào tạo, huấn luyện sử dụng tại công trường (1 lần)
3.Liên hệ thi công – báo giá hệ thống chữa cháy khí NITƠ ở đâu ?
Công ty TNHH công nghệ THÀNH TÀI có nhiều năm kinh nghiệm làm việc về thi công hệ thống chữa cháy khí nitơ cho nhiều dự án công trình trọng điểm. Quý khách có thể liên hệ tại :
Tên tiếng Việt | : | CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THÀNH TÀI | |
Tên tiếng Anh | : | THANH TAI TECHNOLOGY COMPANY LIMITED | |
Logo | : | ||
Văn phòng tại | : | Số 18 Trần Viện – P.Hòa Xuân – Quận Cẩm Lệ – Tp. Đà Nẵng. | |
Điện thoại | : | 0914.515.114 – 0914.24.00.11 | |
Website | : | http://www.thanhtaidn.com | |
: | [email protected] |